Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh rượu – Hãng Luật Anh Bằng

Để mở cửa hàng kinh doanh rượu thì cần rất nhiều nguồn lực. Bên cạnh các nguồn lực cần thiết, việc làm hồ sơ kinh doanh rượu là việc hết sức cần thiết. Với đội ngũ nhân viên nhiệt huyết và chuyên môn cao Hãng luật Anh Bằng đảm bảo mang đến cho quý khách hàng dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp và chi phí thấp nhất. Hãng luật Anh Bằng sẽ tư vấn điều kiện cấp giấy phép kinh doanh rượu cho Quý khách hàng một cách nhanh chóng, thuận lợi. Nội dung công việc thực hiện cụ thể như sau:
1. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh rượu ( Đối với bán buôn hoặc đại lý bán buôn) gồm:
a) Thương nhân là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký kinh doanh hoạt động mua bán rượu;
b) Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị do Bộ Công Thương quy định;
c) Có kho dự trữ hàng, đáp ứng các yêu cầu về bảo quản chất lượng rượu, bảo vệ môi trường và phòng, chống cháy, nổ;
d) Có hệ thống phân phối.
2. Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh rượu ( Đối với bán lẻ hoặc đại lý bán lẻ) gồm:
a) Thương nhân có đăng ký kinh doanh hoạt động mua bán rượu;
b) Cơ sở kinh doanh phải đáp ứng các yêu cầu về bảo quản chất lượng rượu và phòng, chống cháy, nổ.
Đối với rượu nhập khẩu đóng chai tại nước ngoài
- Phải có chứng từ nhập khẩu hợp pháp theo quy định hiện hành.
- Phải có nhãn hàng hóa.
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
- Đã được dán tem rượu nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
Đối với loại rượu đóng chai tại Việt Nam bằng nước cốt rượu nhập khẩu
- Phải là rượu do các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) nhập khẩu và đóng chai tại Việt Nam theo các quy định có liên quan.
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
- Phải có nhãn hàng hoá và trên các loại bao bì, nhãn hàng hoá ngoài phần ghi bằng tiếng nước ngoài còn phải ghi bằng tiếng Việt Nam: tên, địa chỉ doanh nghiệp đóng chai, số Giấy phép sản xuất. Không phải dán tem rượu nhập khẩu
Đối với rượu sản xuất trong nước
- Phải là rượu do các cơ sở có giấy phép sản xuất.
- Phải đăng ký chất lượng sản phẩm và phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định của Bộ Y tế.
- Phải có nhãn hàng hoá theo quy định của pháp luật. Trên các loại bao bì và nhãn hàng hoá phải ghi rõ: tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, số giấy phép sản xuất, số đăng ký chất lượng sản phẩm và độ cồn trong rượu.
- Thương nhân chỉ được hoạt động mua, bán hoặc đại lý mua, bán rượu các loại trên thị trường sau khi đã đăng ký kinh doanh và có Giấy phép kinh doanh rượu. Thương nhân có đủ các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh rượu trong phạm vi số lượng đã được công bố:
- Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (phạm vi mặt hàng, ngành nghề kinh doanh có ghi mặt hàng rượu).
- Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường tại các địa điểm kinh doanh rượu.
3. Một số thủ tục cấp giấy phép kinh doanh rượu như sau;
a) Trình tự thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân có yêu cầu chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định, nộp tại Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng.
- Cán bộ Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, đúng qui định, công chức viết phiếu hướng dẫn cho công dân bổ sung, làm lại hồ sơ theo qui định. Trường hợp đủ điều kiện, đúng qui định thì ghi phiếu hẹn ngày trả kết quả.
- Đến hẹn tổ chức, cá nhân lên Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế và Hạ tầng nộp lệ phí (nếu có) và nhận kết quả
b) Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh rượu bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ, đại lý bán lẻ rượu.
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận mã số thuế.
- Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán lẻ/hợp đồng đại lý bán lẻ với ít nhất một nhà cung cấp rượu.
c) Đối với địa điểm kinh doanh rượu ( bán buôn hoặc bán lẻ rượu) hồ sơ gồm:
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);
- Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu (để bảo đảm khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);
- Các tài liệu liên quan đến an toàn về phòng cháy chữa cháy, về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
d) Thời hạn giải quyết:
Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

LH: HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ABA law
Phòng 1503, Tòa Nhà HH1, đường Dương Đình Nghệ, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Chuyên viên tư vấn: 01649701699 
Hotline: 0913092912 | 0987 655 707
email: luatsuthuongmai@gmail.com
Web: anhbanglaw.com
      luatsucovandoanhnghiep.vn
Hãng Luật vinh dự nằm trong | TOP 100 Thương hiệu, Nhãn hiệu Nổi tiếng năm 2013
                                                                                   | Top 100 Famous Brand  2013 Year

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Thủ tục xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam- Hãng Luật Anh Bằng

Thủ tục xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam- Hãng Luật Anh Bằng
Để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam, Hãng luật Anh Bằng triển khai dịch vụ tư vấn xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên nhiệt huyết và chuyên môn cao Hãng luật Anh Bằng đảm bảo mang đến cho quý doanh nghiệp dịch vụ uy tín, chuyên nghiệp và chi phí thấp nhất.  Hãng luật Anh Bằng sẽ thực hiện công việc theo sự ủy quyền của khách hàng hoàn tất các thủ tục xin tạm trú một cách nhanh chóng. Nội dung công việc thực hiện cụ thể như sau:
1. Thủ tục xin thẻ tạm trú bao gồm
- Văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh theo mẫu N7A/M
-  01 tờ khai về thông tin người nước ngoài xin tạm trú, có dán ảnh và đóng dấu giáp lai của cơ quan tổ chức theo mấu N7B/m
- 02 ảnh cỡ 3x4 cm
- Bản gốc hộ chiếu
- 01 bản sao giấy phép hoạt động. Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp và hình thức hoạt động tại Việt Nam mà Giấy phép hoạt động đó là giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện…..
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (nếu có)
- Giấy phép lao động( Nếu người xin cấp thẻ tạm trú là người lao động). Lưu ý: Nhà đầu tư không phải xin giấy phép lao động
- Giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh hoặc giấy chứng nhận gia đình ( Các loại giấy tờ này áp dụng với các trường hợp người xin cấp thẻ tạm trú là vợ, chồng hoặc con của người lao động nước ngoài, hoặc nhà đầu tư muốn xin cấp thẻ tạm trú với diện phụ thuộc)
2. Thời hạn thẻ tạm trú
- Thẻ tạm trú có thời hạn từ 1 đến 3 năm
- Thời hạn của thẻ tạm trú ngắn hơn ít nhất 01 tháng so với thời hạn của hộ chiếu
- không cấp thẻ tạm trú cho người có hộ chiếu thời hạn còn dưới 1 năm


LH: HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ABA law
Phòng 1503, Tòa nhà HH1, đường Dương Đình Nghệ,
phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Chuyên viên tư vấn: 01649701699
Hotline: 0913092912 | 0987 655 707
email: luatsuthuongmai@gmail.com
Web: anhbanglaw.com
luatsucovandoanhnghiep.vn
Hãng Luật vinh dự nằm trong | TOP 100 Thương hiệu, Nhãn hiệu Nổi tiếng năm 2013
| Top 100 Famous Brand  2013 Year 

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Tư vấn thành lập doanh nghiệp uy tín tại Hà Nôi - Hãng Luật Anh Bằng

Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội trọn gói chỉ với giá từ 990.000 - Hãng Luật Anh Bằng
Chúng tôi, Hãng Luật Anh Bằng - Tập thể các Luật sư, Chuyên gia có kinh nghiệp về lĩnh vực Doanh nghiệp, trân trọng gửi tới Quý Doanh nhân dịch vụ “ Tư vấn thành lập doanh nghiệp” sau đây:
1. Tư vấn trước thành lập doanh nghiệp
Hãng Luật Anh Bằng tư vấn cho khách hàng lựa chọn các vấn đề sau:
- Lựa chọn loại hình doanh nghiệp (Công ty cổ phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân,…) và các quy định của pháp luật đối với từng loại hình doanh nghiệp;
- Về tên doanh nghiệp: (Lựa chọn và tra cứu tên doanh nghiệp);
- Ngành nghề kinh doanh (phù hợp với quy định của pháp luật);
- Tư vấn về thành viên/cổ đông sáng lập (phù hợp với quy định của Pháp luật);
- Vốn điều lệ/vốn pháp định (phù hợp với từng ngành nghề kinh doanh và loại hình doanh nghiệp);
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến nội bộ doanh nghiệp (Mô hình và Cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động và điều hành, mối quan hệ giữa các chức danh quản lý, quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông, tỷ lệ và phương thức góp vốn, các nội dung khác có liên quan).
- Hoàn thiện hồ sơ thành lập doanh nghiệp bao gồm: Tư vấn và hoàn thịên Biên bản về việc họp các sáng lập viên trước khi thành lập doanh nghiệp, Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, Soạn thảo danh sách thành viên/danh sách cổ đông, Giấy ủy quyền thành lập doanh nghiệp, Các giấy tờ khác có liên quan.
2. Thực hiện các công việc theo uỷ quyền 
 Hãng luật Anh Bằng sẽ thực hiện công việc theo sự ủy quyền của khách hàng tại các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để đăng ký thành lập doanh nghiệp theo yêu cầu. Nội dung công việc thực hiện cụ thể:
- Đại diện cho khách hàng nộp, rút, nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh;
- Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp;
- Nhận Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Nhân viên của Anh Bằng sẽ cùng chủ doanh nghiệp có mặt tại Phòng ĐKKD)
- Tiến hành thủ tục nộp hồ sơ đăng ký khắc dấu và liên hệ khắc dấu cho Doanh nghiệp tại Cơ quan có thẩm quyền;
- Nhận Giấy chứng nhận mẫu dấu và Dấu công ty (Nhân viên của Văn phòng Luật Anh Bằng sẽ cùng chủ doanh nghiệp có mặt tại Phòng ĐKKD để thực hiện công việc trên);
- Tiến hành thủ tục đăng ký mã số thuế

3. Tư vấn sau thành lập doanh nghiệp
Hãng Luật Anh Bằng sẽ hỗ trợ và tư vấn về các vấn đề:
- Cung cấp văn bản pháp luật theo yêu cầu (qua mail);
- Soạn thảo hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp, gồm: Điều lệ, Biên bản góp vốn thành lập công ty, bầu chủ tịch, Quyết định bổ nhiệm giám đốc, Quyết định bổ nhiệm kế toán trưởng, Sổ cổ đông, Thông báo lập sổ cổ đông…;
- Hướng dẫn và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến Thuế và Kế toán trong thời gian đầu sau thành lập.

LH: HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ABA law
Số 40, Duy Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội
 Hotline: 0913092912 | 0987 655 707
email: luatsuthuongmai@gmail.com
Web: anhbanglaw.com 

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Cà phê Buôn Ma Thuột- bài học về bảo hộ thương hiệu







Chỉ dẫn địa lý Cà phê Buôn Ma Thuột bị Guangzhou Buon Ma Thuot Coffee Co.Ltd (Trung Quốc) đánh cắp.



BÀI HỌC VỀ  BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU ”

“BUÔN MA THUỘT” là một thương hiệu (Chỉ dẫn địa lý) nổi tiếng trong khu vực và trên toàn thế giới về sản phẩm cà phê của Việt Nam. Thương hiệu cà phê  đó thuộc quyền sở hữu của Việt Nam. Ấy vậy mà bị một Công ty của Trung Quốc đánh cắp và đăng ký SHTT nhãn hiệu tại Trung Quốc.

        Rõ ràng Thương hiệu “BUÔN MA THUỘT” là của Việt Nam, đó là sự riêng biệt, khác biệt, độc nhất vô nhị về chất lượng, phẩm chất… của sản phẩm cà phê xuất xứ tại  “BUÔN MA THUỘT”. Thương hiệu (Chỉ dẫn địa lý) đó hiển nhiên tồn tại và được công nhận rộng rãi trên thế giới. Vì chủ quan, không dự liệu hết, không lường trước, không chặt chẽ trong việc bảo hộ mà chúng ta phải mất nhiều thời gian, trí tuệ, tiền của để đòi lại tài sản của chính mình. Tuy vây, chúng ta sẽ giành thắng lợi trong việc yêu cầu thương nhân Trung quốc phải hủy bỏ nhãn hiệu Có chứa chỉ dẫn địa lý “BUÔN MA THUỘT”.

         Sự kiện Thương hiệu (Chỉ dẫn địa lý) “BUÔN MA THUỘT” bị đánh cắp, đăng ký tại Trung Quốc là một bài học thực tiễn đắt giá, sinh động và sát sườn cho các cơ quan quản lý Nhà nước, Hiệp hội ngành nghề, Doanh nghiệp, thương nhân Việt Nam.

         Thực tế, phần đa các Doanh nghiệp, Thương nhân Việt Nam trong chiến lược, kế hoạch kinh doanh của mình thì chưa quan tâm, chú trọng tới việc xây dựng, đăng ký bảo hộ độc quyền Sở hữu trí tuệ về “Thương hiệu” của mình. Chúng ta chưa ý thức đầy đủ, trọn vẹn được tầm quan trọng hàng đầu, giá trị cốt lõi, tài sản vô giá của Doanh nghiệp đó là tính chuyên biệt, khác biệt, riêng biệt…của sản phẩm, dịch vụ của mình trên thương trường, chính là “Thương hiệu” cần bảo hộ. Điều này khác hẳn với các Doanh nghiệp, thương nhân nước ngoài, đó là sự quan tâm số 1 việc xây dựng và đăng ký bảo hộ “ Thương hiệu” trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

         Trong nền kinh tế trí thức và hội nhập toàn cầu hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Để tồn tại và phát triển bền vững, chúng ta cần phải hiểu rằng, ý thức được rằng “Đầu tư cho xây dựng, phát triển Thương hiệu, bảo hộ Thương hiệu là cách đầu tư an toàn tuyệt đối, không có rủi ro, nó sẽ tạo lập được một nền tảng vững bền, mang lại sự phát triển ổn định và bền vững cho Doanh nghiệp”.

         Thông qua bài viết này, tác giả mong muốn bày tỏ, chia sẻ, tham vấn tâm huyết của mình rằng: “ Việc bức thiết cần làm trước và trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh là: Xây dựng chiến lược phát triển Thương hiệu; đặc biệt chú trọng tới việc đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ”.
  .  

                                               
Tác giả: Luật sư; Thạc sỹ Luật học Bùi Minh Bằng
 Trưởng văn phòng: Luật sư Anh Bằng và liên danh
Website: anhbanglaw.com

         TM

                                                                                                   ANH BANG LAW 


To lp   Nn tng   Vng bn








Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

Thương hiệu-tài sản vô giá của doanh nghiệp



TÀI SẢN VÔ GIÁ - YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP
Tại sao nói đến “Cocacola” thì từ người già đến trẻ nhỏ ai cũng biết?. Vì “Cocacola” là một thương hiệu về nước uống nổi tiếng trên toàn thế giới.
“Cocacola” không chỉ đơn thuần là một cụm từ được hình thành bởi các chữ cái, mà nó là một “ Nhãn hiệu hàng hoá” nổi tiếng thuộc quyền sở hữu (Sở hữu trí tuệ) của người/doanh nghiệp sáng lập ra nó. Vượt trên tất cả giá trị trên - đó là số lượng nước uống bán ra, là tiền ($), là lợi nhuận của người/doanh nghiệp sở hữu nó thu được. Hơn nữa, bản thân nhãn hiệu “Cocacola” thôi cũng đã mang lại giá trị tài sản lớn được nhân bản theo thời gian cho người/doanh nghiệp sở hữu nó, nó là một tài sản vô giá thuộc độc quyền của chủ sở hữu, không một ai có thể đặt tên/gắn cho sản phẩm của mình nhãn hiệu “Cocacola” khi không được sự cho phép của chủ sở hữu. Chắc chắn rằng sự đồng ý đó (nếu xảy ra) thì phải bị ràng buộc nghiêm ngặt và phải trả nhiều tiền ($).

Từ sự thực hiển nhiên mắt nhìn thấy, tai nghe được về nhãn hiệu nước uống “Cocacola”, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng Thương hiệu là tài sản vô giá - yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của bất kỳ doanh nhân nào”. “Nếu không có thương hiệu, chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng doanh nhân đó rất khó có thể tồn tại trên thương trường”.

Do vậy, trong nền kinh tế trí thức và hội nhập toàn cầu như hiện nay thì cách kinh doanh chớp nhoáng, chộp giật, thời vụ, ăn sổi…không thể tồn tại và phát triển đi lên được, không sớm thì muộn sẽ bị thương trường, người tiêu dùng đào thải, loại bỏ ra khỏi cuộc chơi.Thời cuộc hiện nay chỉ dành cho những doanh nhân có tầm nhìn xa trông rộng, có tâm, có đức, trí, dũng, thận trọng, cẩn thận, cần mẫn… từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm gieo mầm giống tốt, bền bỉ chăm sóc, vun sới, cắt tỉa, mài dũa…cho thành quả là “Thương hiệu”, danh tiếng, uy tín, lòng tin của khách hàng để chiếm lĩnh được thị phần trên thương trường.

Thương hiệu, danh tiếng đó không thể một sớm.một chiều mà có được, mà nó là cả một quá trình chắt nhặt, tích luỹ, nhào nặn, tôi luyện cho từng thành quả nhỏ nhất của mình đã đạt được tích hợp trong sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho người tiêu dùng.

Để đạt tới đích có thương hiệu, danh tiếng trên thương trường, doanh nhân bắt buộc phải xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp trong từng thời kỳ, giai đoạn kinh doanh nhất định của mình, phải thực hiện và đạt được các thành quả từ nhỏ bé nhất như “cái kim, sợi chỉ”. Việc làm đó phải thường xuyên, liên tục, mọi lúc, mọi nơi, trong mọi quá trình, khâu, công đoạn sản xuất, kinh doanh của mình. Ngoài việc làm trên, doanh nhân phải đặc biệt quan tâm, chú trọng đến các quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ về việc bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ nói chung (nghĩa rộng), bảo hộ thương hiệu nói riêng để đạt tới mục đích được Nhà nước công nhận, pháp luật bảo vệ quyền Sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, quyền tác giả…của mình. Nếu doanh nhân lãng quên, không luy ý, không quan tâm, cho rằng không quan trọng, không bức thiết  tới việc đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ thì tất yếu khẳng định rằng không sớm, thì muộn bao nhiêu công sức bỏ ra sẽ như “giã tràng se cát” mà thôi.

Thông qua bài viết này, tác giả mong muốn bày tỏ, chia sẻ, tham vấn tâm huyết của mình với giới doanh nhân Việt Nam rằng: “ Việc bức thiết cần làm trước, trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh là: Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu; đặc biệt chú trọng tới việc đăng ký bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ”.
  .  

                                               
Tác giả: Luật sư; Thạc sỹ Luật học Bùi Minh Bằng
Trưởng văn phòng: Luật sư Anh Bằng và liên danh
Website: anhbanglaw.com






Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Việt Nam, một dân tộc không thể khuất phục

Ngày 26 tháng 05 năm 2011, hành động cắt cáp địa chấn của tàu Bình Minh II khi tầu đang tiến hành hoạt động thăm dò địa chấn trong phạm vi lãnh hải thuộc đặc quyền kinh tế và tài phán của Việt Nam. Tiếp theo, ngày 09 tháng 06 năm 2011, hành động cản trở, cắt cáp địa chấn của tàu ViKing II khi tầu đang tiến hành hoạt động thăm dò trong phạm vi 200 hải lý thuộc đặc quyền kinh tế và tài phán của Việt Nam là những hành xử ngang ngược, hung hăng, hiếu chiến của các tầu hải giám, tầu ngư chính, tầu cá phía Trung Quốc. Những hành động trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Việt Nam, vi phạm công ước quốc tế (UNCLOS) về luật biển 1982, đi ngược lại tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, trái với nhận thức chung của lãnh đạo hai nước Việt Trung. Những cách hành xử thô bạo, trắng trợn, cường quyền tiếp diễn và leo thang trên từ phía Trung Quốc đã cộng hưởng, lan truyền tạo ra một làn sóng phẫn nộ, lên án, phản đối mãnh liệt từ phía nhân dân Việt Nam.

Việt Nam, một dân tộc, một đất nước yêu chuộng hoà bình, yêu chuộng công lý và tiến bộ của thế giới loài người. Nhân dân Việt Nam, từng người dân Việt Nam hiền lành, chất phát, cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động xây dựng đất nước ngày một hùng cường mà tổ tiên đã gây dựng qua bao thế hệ. Thế đó, nhưng tiềm ẩn sâu lắng bên trong dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam, từng con người Việt Nam đó là lòng yêu nước nồng nàn cháy bỏng, lòng tự tôn dân tộc dâng trào, sự căm ghét tới xương tuỷ mọi sự xâm lăng, gây hấn xâm phạm chủ quyền đất nước, xúc phạm tới bản ngã tự tôn dân tộc. Truyền thống đó của dân tộc Việt Nam đã được hun đúc, tôi luyện qua các cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước hàng mấy nghìn năm của cha ông, tổ tiên từ thủa Lạc Long Quân, Âu Cơ lên non xuống bể mở cõi, truyền thuyết Thánh Gióng tới nỏ thần các vua Hùng, Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ, Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, Hà nội 12 ngày đêm một Điện Biên Phủ trên không ghi tạc vào sử sách. Truyền thống quý báu đó của dân tộc Việt Nam sẽ được hun đúc, tôi luyện hơn nữa bởi tiếp nối lớp lớp các thế hệ con dân Việt Nam.

Với truyền thống yêu nước nồng nàn, chảy bỏng đó, với lòng yêu chuộng hoà bình, độc lập tự chủ, với sự căn ghét tột độ mọi sự xâm lăng, ác bá cường quyền mà lịch sử đã chứng minh một dân tộc Việt Nam nhỏ bé, khiêm nhường đã đánh đuổi bao kẻ ngoại bang xâm lấn, cướp nước to lớn, hùng mạnh, tàn bạo gấp trăm nghìn lần. Kẻ thù có mạnh tới đâu, đại bác, tầu chiến có to lớn tới đâu cũng không thể khuất phục, đè bẹt được truyền thống yêu nước nồng nàn,cháy bỏng, lòng tự tôn dân tộc dâng trào của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.