Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Việt Nam, một dân tộc không thể khuất phục

Ngày 26 tháng 05 năm 2011, hành động cắt cáp địa chấn của tàu Bình Minh II khi tầu đang tiến hành hoạt động thăm dò địa chấn trong phạm vi lãnh hải thuộc đặc quyền kinh tế và tài phán của Việt Nam. Tiếp theo, ngày 09 tháng 06 năm 2011, hành động cản trở, cắt cáp địa chấn của tàu ViKing II khi tầu đang tiến hành hoạt động thăm dò trong phạm vi 200 hải lý thuộc đặc quyền kinh tế và tài phán của Việt Nam là những hành xử ngang ngược, hung hăng, hiếu chiến của các tầu hải giám, tầu ngư chính, tầu cá phía Trung Quốc. Những hành động trên đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia của Việt Nam, vi phạm công ước quốc tế (UNCLOS) về luật biển 1982, đi ngược lại tuyên bố chung về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002, trái với nhận thức chung của lãnh đạo hai nước Việt Trung. Những cách hành xử thô bạo, trắng trợn, cường quyền tiếp diễn và leo thang trên từ phía Trung Quốc đã cộng hưởng, lan truyền tạo ra một làn sóng phẫn nộ, lên án, phản đối mãnh liệt từ phía nhân dân Việt Nam.

Việt Nam, một dân tộc, một đất nước yêu chuộng hoà bình, yêu chuộng công lý và tiến bộ của thế giới loài người. Nhân dân Việt Nam, từng người dân Việt Nam hiền lành, chất phát, cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động xây dựng đất nước ngày một hùng cường mà tổ tiên đã gây dựng qua bao thế hệ. Thế đó, nhưng tiềm ẩn sâu lắng bên trong dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam, từng con người Việt Nam đó là lòng yêu nước nồng nàn cháy bỏng, lòng tự tôn dân tộc dâng trào, sự căm ghét tới xương tuỷ mọi sự xâm lăng, gây hấn xâm phạm chủ quyền đất nước, xúc phạm tới bản ngã tự tôn dân tộc. Truyền thống đó của dân tộc Việt Nam đã được hun đúc, tôi luyện qua các cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước hàng mấy nghìn năm của cha ông, tổ tiên từ thủa Lạc Long Quân, Âu Cơ lên non xuống bể mở cõi, truyền thuyết Thánh Gióng tới nỏ thần các vua Hùng, Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung - Nguyễn Huệ, Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, Hà nội 12 ngày đêm một Điện Biên Phủ trên không ghi tạc vào sử sách. Truyền thống quý báu đó của dân tộc Việt Nam sẽ được hun đúc, tôi luyện hơn nữa bởi tiếp nối lớp lớp các thế hệ con dân Việt Nam.

Với truyền thống yêu nước nồng nàn, chảy bỏng đó, với lòng yêu chuộng hoà bình, độc lập tự chủ, với sự căn ghét tột độ mọi sự xâm lăng, ác bá cường quyền mà lịch sử đã chứng minh một dân tộc Việt Nam nhỏ bé, khiêm nhường đã đánh đuổi bao kẻ ngoại bang xâm lấn, cướp nước to lớn, hùng mạnh, tàn bạo gấp trăm nghìn lần. Kẻ thù có mạnh tới đâu, đại bác, tầu chiến có to lớn tới đâu cũng không thể khuất phục, đè bẹt được truyền thống yêu nước nồng nàn,cháy bỏng, lòng tự tôn dân tộc dâng trào của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

ĐIỀU LỆ- VĂN BẢN CÓ TÍNH”LUẬT ĐẶC THÙ RIÊNG CỦA CÔNG TY


            Điều lệ Công ty, một văn bản trong đó quy định về loại hình công ty, các nguyên tắc tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị, kiểm soát công ty…Điều lệ Công ty, một văn bản có tính khuôn thước, chuẩn  mực, tích hợp đầy đủ, hài hòa quyền lợi và nghĩa vụ của chủ sở hữu, các chủ sở hữu công ty. Có thể nói rằng, Điều lệ của mỗi công ty là văn bản có tính:”Luật đặc thù riêng” của chính công ty đó.
            Tuy vậy, trong thực tiễn thành lập, quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty, các chủ sở hữu công ty chưa thực sự lưu ý, quan tâm tới tầm quan trọng này của văn bản. Thông thường họ chỉ cần gọi là có cho đủ thủ tục văn bản trong giai đoạn thành lập công ty. Thực tế, cho thấy các chủ sở hữu công ty khi tiếp cận các mẫu Điều lệ để soạn thảo Điều lệ cho công ty mình, thường không lưu ý tính đặc thù riêng biệt của công ty mình để sửa đổi, bổ sung, bớt đi, chi tiết, cụ thể hơn các nội dung sẵn có của điều lệ mẫu cho phù hợp. Hơn thế nữa, các chủ sở hữu công ty thường bó trọn các nội dung sẵn có của điều lệ mẫu mà không phát triển thêm, bổ sung thêm nội dung mới, tương thích, phù hợp với đặc thù riêng biệt của công ty mình.
            Do vậy, trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh của công ty thường phát sinh nhiều vấn đề khó kiểm tra, giám sát. Ban điều hành không kiểm soát được hoạt động sản xuất kinh doanh, không quy trách nhiệm được cho ai, không có quy định cụ thể đặc thù để giải quyết tranh chấp đó, làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của công ty. Tôi lấy một sự vụ thực tế để minh họa như sau: Một công ty cổ phần có 3 cổ đông sáng lập là A, B, C. Cổ đông A nắm giữ 65% vốn điều lệ của công ty, cổ đông B nắm giữ 30% vốn điều lệ của công ty, cổ đông C nắm giữ 5% vốn điều lệ của công ty. Cổ đông A có ý tưởng tham gia đầu tư vào một dự án lớn, chiếm tới 30% vốn điều lệ của công ty, cổ đông A triệu tập đại hội đồng cổ đông để bàn bạc, cổ đông B, cổ đông C không nhất trí vì cho rằng dự án có tính rủi ro cao, nhưng cổ đông A vẫn quyết định cho triển khai vì cho rằng mình là cổ đông lớn, hơn nữa điều lệ công ty chỉ quy định các vấn đề được quyết định tại Đại HĐCĐ khi được số cổ đông chiếm 65%vốn điều lệ tán thành. Dự án được thực hiện, nhưng do suy thoái kinh tế nên đã thua lỗ lớn. Công ty dẫn tới mâu thuẫn nội bộ, cuối cùng phải giải thể do mâu thuẫn nội bộ và thua lỗ lớn, xâm hại tới quyền lợi của người lao động, cổ đông B và C nhưng không quy được trách nhiệm cho ai. Trong sự vụ trên, vấn đề nằm ở quy định giản đơn, rập khuôn mẫu chung ở điều lệ công ty, nếu điều lệ công ty quy định thật sát, bám vào đặc thù về cơ câu vốn góp của các cổ đông thì công ty không có sự cố trên, nếu xảy ra thì có cơ sở để quy trách nhiệm,. ừ một tình huống cụ thể trên, chúng ta thấy được vị trí, tầm quan trọng đặc biệt của Điều lệ công ty.
            Cho nên, để đảm bảo cho sự vận hành, hoạt động an toàn, vững chắc của công ty: đảm bảo cơ chế kiểm soát đối trọng: quyền hạn đi song hành cùng trách nhiệm vật chất: đảm bảo, tích hợp được lợi ích của các chủ sở hữu công ty, nhất là các chủ sở hữu nhỏ(thiểu số): kiềm chế và tránh được các rủi ro mang tính chủ quan duy ý chí cho công ty, các chủ sở hữu công ty trong giai đoạn xúc tiến thành lập, cũng như trong suốt quá trình hoạt động của công ty, phải đặc biệt chú ý tới việc soạn thảo, sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty mình sao cho thật sát, thật phù hợp với đặc điểm, đặc thù riêng biệt của công ty mình, để Điều lệ công ty trở thành văn bản mang tính luật đặc thù riêng của công ty mình, dự liệu và điểu chỉnh được các mối quan hệ, xử lý được các tình huống xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tránh và giảm thiểu được các rủi ro xảy ra.



Luật sư của những thương nhân vừa và nhỏ



LUẬT SƯ CỦA NHỮNG THƯƠNG NHÂN VỪA VÀ NHỎ

Trong những thành tựu to lớn về kinh tế - xã hội sau hơn 20 năm đổi mới, vận hành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, có những đóng góp không nhỏ, mang tính căn bản của các thương nhân nhỏ và vừa. Họ chính là các hộ gia đình, cá nhân, nhóm, tổ, HTX, DNTN…hoạt động kinh doanh trong mọi lĩnh vực ngành nghề thiết yếu của đời sống kinh tế xã hội như nông nghiệp, cơ khí, điện nước, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ…Xuất phát của họ có thể là nông dân không còn đất canh tác, học sinh, sinh viên tốt nghiệp, người lao động có kinh nghiệm, cán bộ, viên chức nghỉ chế độ…Họ kinh doanh thường mang tích tự phát, tổ chức lỏng lẻo và thiếu hiểu biết các quy định của pháp luật về kinh doanh, thuế, lao động, bảo hiểm, hợp đồng…Do vậy trong quá trình kinh doanh họ gặp nhiều khó khăn, trở ngại, thậm trí là rủi ro.Văn phòng Luật sư Anh Bằng và Liên danh đã tận tình tư vấn, hướng dẫn, trợ giúp họ thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

          Có nhiều thương nhân sau một thời gian kinh doanh có nền tảng về tài chính, kinh nghiệm, thị trường…họ muốn chuyển đổi sang loại hình Doanh nghiệp để kinh doanh có quy mô hơn, có tổ chức hơn. Văn phòng Luật sư Anh Bằng và Liên danh đã tư vấn cho họ lựa chọn được một loại hình Doanh nghiệp phù hợp nhất, hoàn thiện hồ sơ pháp lý Doanh nghiệp, thực hiện các đăng ký hoạt động với cơ quan Nhà nước, tư vấn, trợ giúp họ các vấn đề pháp lý vướng mắc trong quá trình hoạt động.

          Văn phòng Luật sư Anh Bằng và Liên danh do Luật sư (Thạc Sỹ) Bùi Minh Bằng làm trưởng Văn phòng đã có những đóng góp, trợ giúp thiết thực, hiệu quả về pháp lý cho những thương nhân nhỏ và vừa, giúp họ kiểm soát, kiềm chế, lường trước và hạn chế tối thiểu rủi ro trên thương trường. Những đóng góp của Luật sư (Thạc Sỹ) Bùi Minh Bằng là một nghĩa cử cao đẹp đáng ghi nhận và trân trọng.